Khuyết cổ chân răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến đặc biệt là ở độ tuổi trưởng thành trở đi.
Khuyết cổ chân răng và nguyên nhân của nó
Khuyết cổ chân răng hay chính là quá trình làm mòn men răng, đây là hiện tượng răng bị chêm một rãnh sâu và lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài của rằn ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ số 4, 5, 6 và các răng cửa.
Khuyết cổ chân răng xảy ra phổ biến ở độ tuổi trưởng thành
Khuyết cổ chân răng thường do hai nguyên nhân chính gây nên đó là: khuyết răng cơ học và khuyết răng hóa học.
Khuyết răng cơ học: là hiện tượng răng bị mài mòn ở phần mặt ngoài của răng do lực tác động khi đánh răng quá mạnh, kết hợp với việc sử dụng kem đánh răng không phù hợp. Hoặc cũng có thể do răng thường xuyên tiếp xúc với những chất có khả năng làm mòn răng, nghiến răng cũng là nguyên nhân mài mòn răng. Thời gian lâu sẽ khiến các răng bị mài mòn và làm vết khuyết càng ngày càng trầm trọng hơn.
>> Tham khảo thêm: Bọc răng sứ và những điều bạn cần phải biết
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân làm mòn men răng
Khuyết răng hóa học: thường gặp ở mặt trong của răng do dịch vị dạ dày có chứa axit bị trào ngược lên khoang miệng. Có thể gặp ở những người bị bệnh về hệ tiêu hóa, thường xuyên bị nôn, trào ngược thực quản do nghiện rượu hoặc có chứng biếng ăn tâm thần. Do ăn uống quá nhiều đồ chua có tính axit, thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bụi bần và nhiều khí độc.
Do thường xuyên tiếp xúc với chất kích thích làm mòn men răng
Ngoài ra còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Những yếu tố di truyền gây loạn sản tổ chức răng, loạn dưỡng tế bào ngà… làm sức đề kháng mài mòn của răng yếu đi.
>> Tham khảo thêm: Cách điều trị khuyết cổ chân răng
Phòng ngừa khuyết cổ chân răng
Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách và khoa học: đánh răng ít nhất ngày 2 lần, kết hợp với những loại kem đánh răng có chứa fluor, canxi. Thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/1 lần.
Khám định kỳ răng miệng tại nha khoa uy tín
Hạn chế những loại thực phẩm có chứa axit như nước cam, chanh, nước có gas, những chất kích thích như thuốc lá, cafe, bia rượu…
Khám răng miệng định kỳ: việc khám răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Hơn thế nó còn giúp bạn phát hiện kịp thời những dấu hiệu bệnh lý có thể xảy ra để có phương pháp điều trị sớm và hiệu quả nhất.
>> Tham khảo thêm: Những quan niệm sai lầm khi chăm sóc răng miệng
Khuyết cổ chân răng nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vì thế ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý bạn nên đến gặp bác sĩ để có những phương pháp khắc phục cũng như phòng tránh hiệu quả.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét