logo

CHỮA NHIỆT MIỆNG BẰNG CÁCH NÀO?

Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau, có thể điều trị bằng thuốc hoặc bằng những phương pháp dân gian đơn giản.

Chữa bệnh nhiệt miệng như thế nào?


Chữa bằng phương pháp y khoa

Nhiệt miệng nặng cần phải điều trị theo phương pháp y học hiện đại

Nhiệt miệng nặng cần phải điều trị theo phương pháp y học hiện đại

Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống thuốc kháng sinh, vệ sinh răng miệng, uống thuốc chống dị ứng, bổ sung vitamin cho cơ thể là sẽ chấm dứt bệnh lý. Nhưng trong một số trường hợp viêm loét nặng gây áp xe sâu, viêm tấy lan ra, thường gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu và làm kháng sinh đồ để tránh nhiễm khuẩn huyết.
Trong trường hợp lở loét tái phát nhiều lần và kèm theo những dấu hiệu như người mệt mỏi, sút cân, sưng tấy, chảy máu tại vị trí viêm loét, hoặc năng hơn như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần phải đi khám để điều trị. Một số trường hợp có thể phải tiến hành sinh thiết để xác định mức độ bệnh lý.

Chữa nhiệt miệng tại nhà

Bổ xung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể

Bổ xung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể

+ Uống bột sắn dây hàng ngày sẽ làm giảm nhiệt trong cơ thể và những vết loét nhanh lành hơn.
+ Bổ sung vitamin C, B2, B3 để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, những loại vitamin này có thể được bổ sung bằng cách uống thuốc trực tiếp hoặc bổ sung thông qua thực phẩm.
+ Bạn cũng có thể chọn những lá mát như râu ngô, rau má để đun nước uống, đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp điều trị nhiệt miệng mà còn giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.
+ Súc miệng với nước muối ấm hàng ngày sẽ làm giảm đau và sát khuẩn giúp vết thương lành nhanh hơn.
+ Hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu , những loại đồ ăn chiên rán hoặc các loại quả có tính nóng như xoài, dứa… sẽ làm cho bệnh lý nặng hơn.

Các biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng


Nhiệt miệng là bệnh lành tính, tuy gây đau nhức khó chịu cho người bệnh nhưng vẫn có thể phòng ngừa bằng những cách đơn giản. Để hạn chế nhiệt miệng, bạn hạn chế tối đa việc làm tổn thương niêm mạc miệng khi ăn uống, cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, và tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress.

Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái nhất, hạn chế căng thẳng, stress

Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái nhất, hạn chế căng thẳng, stress

Chọn cho mình một phương pháp vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ và khoa học để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Đối với trẻ nhỏ, không nên cho trẻ thức quá khuya, cho trẻ ăn ngủ đủ giấc , đúng giờ, hạn chế để trẻ ăn vặt và ăn đêm nhiều. Nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ sớm để hình thành thói quen tốt cho trẻ và súc miệng với nước muối ấm hàng ngày.
Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cân bằng những loại thực phẩm hàng ngày. Thay vì chọn những loại đồ chiên rán, bạn nên thay thế bằng rau quả luộc nhiều hơn, nó không chỉ cung cấp vitamin cho cơ thể mà nó còn làm mát, mang tính chất giải nhiệt.
Uống thật nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp làm mát cơ thể và thanh lọc cơ thể. Nếu tình trạng bệnh lý kéo dài và không thể tự lành thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị.
Bạn cũng nên đến nha khoa để khám định kỳ răng miệng, đảm bảo cho răng miệng luôn được khỏe mạnh.

Những chia sẻ trên đây về cách điều trị nhiệt miệng sẽ là những kiến thức cần thiết để giúp bạn phòng ngừa hiệu quả bệnh nhiệt miệng có thể xảy đến bất cứ khi nào.
Share on Google Plus

About Unknown

Xin chào! Chúng tôi cung cấp thông tin về các dịch vụ nha khoa tại nha khoa quốc tên tại Việt Nam
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét