logo

BỆNH NHIỆT MIỆNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỆT MIỆNG

Nhiệt miệng là bệnh lý rất phổ biến hiện nay, hầu như ai trong đời cũng có một lần mắc phải, mà nguyên nhân gây ra nhiệt miệng lại đến từ những điều rất nhỏ và gẫn gũ̃i.

Bệnh nhiệt miệng và nguyên nhân


Nhiều người vẫn thường cho rằng bị nhiệt miệng là do nóng trong người hay ăn những đồ nóng như xoài, mít, đồ chiên rán… nhưng trên thực tế nó chỉ là một trong số những nguyên nhân rất nhỏ gây ra tình trạng này.

Do ăn nhiều đồ cay nóng, chiên rán

Do ăn nhiều đồ cay nóng, chiên rán

Theo đông y thì nhiệt miệng là do  hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị. Do bị cảm nhiệt độc từ bên ngoài như năng nóng xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độ bốc lên sinh lở loét, đau rát, miệng hôi, khô lưỡi  gọi là khẩu sang.
Do thấp ở tỳ, vị: Do ăn nhiều những đồ cay nóng, chất béo,… nhiệt độc cũng với nuốc bọt sẽ gây ra viêm nhiễm niêm mạc miệng, lưỡi, gây ra những vết loét ở miệng lưỡi.
Còn theo y học hiện đại thì nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân gây nên:
+ Do bệnh lý răng miệng khác gây nên như bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng… hoặc do những sang chấn như cắn nhai phải miệng, những tác động làm tổn thương niêm mạc sẽ gây ra vết loét ngay tại vị trí này, thêm nữa có thể do kem đánh răng không phù hợp tạo ra phản ứng hóa học gây viêm nhiễm.
+ Do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm vì chịu áp lực tinh thần lớn, căng thẳng, stress… Đây là điều kiện thuận lợi để các virut tấn công và gây bệnh. Đây cũng được xem là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng nhiệt miệng.
+ Do nhiễm khuẩn vì mất cân bằng sinh học. Các vi khuẩn trong khoang miệng có cơ hội để phát triển.
+ Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, xảy ra với những trường hợp phụ nữ đang trong thười kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, hoặc mang thai…
+ Do chức năng khử độc của gan bị suy giảm, các chất độc tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa, chủ yếu là ở niêm mạc miệng và gây ra những vết loét trong khoang miệng.
+ Do thiếu máu hoặc một số vitamin cần thiết cho cơ thể như B12, vitamin C, Vitamin B2…

Cách điều trị nhiệt miệng


Thông thường những viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng hàng ngày, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung vitamin thiếu hụt là bệnh lý sẽ chấm dứt chỉ sau 10 ngày phát bệnh.

Nhiệt miệng có thể điều trị bằng thuốc

Nhiệt miệng có thể điều trị bằng thuốc

Tuy nhiên, có những trường hợp viêm loét nặng dẫn đến áp xe miệng sâu, viêm tấy lan rộng hoặc những trường hợp dưới lưỡi, dưới hàm làm cho cơ thể bị suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và làm kháng sinh đồ. Nhưng những trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì bệnh nhân có thể kết hợp với việc ăn, uống những loại thực phẩm mát có tính giải độc như rau má, râu ngô, trà xanh, cà chua…
Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính và có thể phòng ngừa hiệu quả bằng những cách đơn giản. Bạn chỉ cần thay đổi một số thói quen không tốt hàng ngày, cho mình một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, không để cơ thể phải chịu quá nhiều áp lực, strees, thường xuyên vệ sinh răng miệng, súc miệng với nước muối ấm hàng ngày và quan trọng là uống thật nhiều nước để thanh lọc cơ thể.

Khám định kỳ răng miệng tại nha khoa uy tín 3 – 6 tháng/ lần cũng là điều rất cần thiết để bạn luôn có được hàm răng khỏe mạnh.
Share on Google Plus

About Unknown

Xin chào! Chúng tôi cung cấp thông tin về các dịch vụ nha khoa tại nha khoa quốc tên tại Việt Nam
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét