logo

SAU KHI NIỀNG RĂNG NÊN ĂN GÌ?

Có rất nhiều người niềng răng xong có tâm lý sợ đau, sợ bung mắc cài mà không dám ăn uống như bình thường, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.

Khi nào nên niềng răng


Trường hợp răng bị hô vẩu

Những trường hợp răng hô vẩu, hóm và khấp khểnh đều có thể niềng răng

Những trường hợp răng hô vẩu, hóm và khấp khểnh đều có thể niềng răng

Răng bị hô vẩu là hiện tưởng răng cửa hàm trên bị chìa ra ngoài rất mất thẩm mỹ, có trường hợp răng chìa ra nhiều còn không thể khép miệng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai. Cũng có nhiều trường hợp do răng hàm dưới bị lùi vào trong khiến cho khớp cắn bị lệch, răng mọc không ổn định, mất đi giá trị thẩm mỹ trên toàn bộ cung hàm.
Trường hợp răng móm
Cũng giống như trường hợp răng thưa, răng móm là hiện tượng răng hàm dưới bị mọc chìa ra, đó là biểu hiện của khớp cắn ngược do khiếm khuyết răng hàm mặt. Hàm móm thường có hàm dưới chìa hẳn ra ngoài, che đi cả phần răng của hàm trên, nó làm biến dạng khuôn mặt và khó có thể đảm bảo chức năng ăn nhai như bình thường.
Trường hợp răng bị thưa
Răng thưa thường xảy ra với răng cửa khi có sự dịch chuyển của răng do có răng bị mất đi hoặc do các răng có kích thước quá nhỏ so với cung hàm. Khe hở răng thường gây ra các vấn đề về khe hở rộng gây mất thẩm mỹ, hoặc thắng môi bám thấp.
Trường hợp răng bị khấp khểnh
Răng bị khấp khểnh là trường hợp răng mọc lệch ra khỏi vị trí đúng trên cung hàm, gây ra hiện tượng lệch khớp cắn. Răng khấp khểnh có thể mọc ra mọc vào so với cung hàm hoặc có thể các răng sẽ mọc chồng chéo lên nhau do cung hàm nhỏ không đủ chỗ cho răng mọc hết. Đối với trường hợp răng bị khấp khểnh thì đa số trước khi niềng răng, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt răng để đảm bảo cho sự dịch chuyển của răng.

Niềng răng nên ăn gì?


Sau khi niềng răng , để đảm bảo hiệu quả cao nhất bệnh nhân cần tuân thủ theo một số hướng dẫn nhất định trong đó có chế độ ăn uống.
Ngay sau khi mới niềng răng xong, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau, vướng víu khó chịu, vì thế bạn nên lựa chọn những loại thức ăn mềm như cháo, súp… sau đó khi dần quen với mắc cài bạn có thể lại ăn uống như bình thường.

Mới niềng răng xong bạn nên ăn cháo hoặc súp để làm quen dần với mắc cài

Mới niềng răng xong bạn nên ăn cháo hoặc súp để làm quen dần với mắc cài

Trong suốt quá trình gắn mắc cài bạn vẫn nên hạn chế ăn những loại đồ ăn cứng và dai tránh sự xê dịch và bung tuột mắc cài.
Ngoài ra bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong suốt quá trình gắn mắc cài, vì trong khoảng thời gian này, răng miệng rất dễ mắc phải bệnh lý do vệ sinh răng miệng rất khó.
Không nên ăn những đồ ăn quá cứng hoặc quá dai, dẻo vì nó rất dễ làm đứt tuột mắc cài. Đặc biệt không được nhai đá, đẩy lưỡi, mút tay, thở bằng miệng quá nhiều… không tốt cho răng miệng.
Hạn chế những loại đồ uống có gas, các loại thức ăn có nhiều đường và tinh bột vì nó có thể là nguyên nhân gây ra sâu răng và các bệnh lý về răng miệng. Tránh uống những loại nước uống tối màu như trà, cafe, , nước ép trái cây… và chắc chắn bạn cũng không nên ăn những loại kẹo đủ màu sắc.
Đặc biệt là kẹo cao su, trong thời gian này bạn cũng không nên nhai vì nó có thể làm bung tuột mắc cài, làm cong hỏng mắc cài và làm tổn thương đến răng miệng.
Ngoài những loại thực phẩm được chỉ định không có lợi trong thời gian niềng răng, bạn vẫn có thể ăn uống hoàn toàn bình thường.

Những chia sẻ về niềng răng nên ăn gì trên đây mong rằng sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn.
Share on Google Plus

About Unknown

Xin chào! Chúng tôi cung cấp thông tin về các dịch vụ nha khoa tại nha khoa quốc tên tại Việt Nam
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét