logo

BỊ LỞ MIỆNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh lở miệng là bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết về bệnh lý đó, dưới đây là một số thông tin bạn có thể cần biết.

Lở miệng là gì?


Bệnh lở miệng là hiện tượng xuất hiện những vết loét nhỏ trên môi, nướu hoặc nhiều vị trí khác trong miệng, nó gây cảm giác đau nhức mỗi khi người bệnh ăn uống. Đặc điểm của bệnh lý này là lành tính và chỉ sau 1 khoảng thời gian nhất định, từ 1 – 2 tuần sẽ tự động khỏi và không để lại vết sẹo nào.

Lở miệng thường xuất hiện những vết loét nhỏ trên môi, nướu gây đau nhức

Lở miệng thường xuất hiện những vết loét nhỏ trên môi, nướu gây đau nhức

Bệnh lở miệng gây ra cho bạn cảm giác đau nhức khó chịu, gây khó khăn trong ăn uống cũng như việc giao tiếp hàng ngày. Bệnh lý không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nó lại gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống sinh hoặt hàng ngày của người bệnh.
Có nhiều người bệnh lở miệng có thể  xảy ra rất nhiều lần trong năm, thành mãn tính.
>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây lở miệng

Nguyên nhân gây lở miệng


Nguyên nhân đầu tiên là do chế độ dinh dưỡng của bạn không được đảm bảo cân đối, quá nhiều đồ nóng, dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lở miệng. Hoặc do sức đề kháng của cơ thể yếu, virut xâm nhập và gây bệnh.

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh lở miệng

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh lở miệng

Đối với những người thường xuyên ăn những đồ ăn nóng, cay thì mức độ bị bệnh lở miệng càng cao.
Thêm một nguyên nhân nữa đó là do những bệnh lý khác của cơ thể, như sốt nóng, đau răng… gây nhiệt miệng, viêm loét niêm mạc, nóng miệng và hơi thở có mùi khó chịu. Những người bị viêm gan hay tiểu đường cũng rất dễ bị lở miệng.
Ngoài những nguyên nhân đó, lở miệng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác mà bạn không thể ngờ tới như:
+ Việc bạn đánh răng quá mạnh, làm nướu lợi bị tổn thương, vi khuẩn tấn công và đây cũng là nguyên nhân gây lở miệng.
+ Do thói quen hút thuốc thường xuyên. Thuốc lá một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý răng miệng, không chỉ riếng lở miệng.  Đối với những người đang điều trị lở miệng thì việc hút thuốc sẽ làm cho bệnh ngày càng trầm trọng.
+ Do hàm giả không phù hợp, những cọ sát của hàm giả gây ra tổn thương cho nướu lợi.
+ Do nấm hoặc virut xâm nhập và gây bệnh cho nướu lợi.
+ Do kem đánh răng không phù hợp.
>> Tham khảo thêm: Lở miệng kéo dài bao lâu?

Cách điều trị lở miệng


Lở miệng có rất nhiều cách để điều trị, tuy nhiên cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là ngậm nước muối hàng ngày và tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể.

Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để ngăn ngừa lở miệng

Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để ngăn ngừa lở miệng

Muối có tính sát khuẩn cao, lại rất an toàn cho răng miệng, vì thế đây là một trong những cách điều trị hiệu quả và phổ biến nhất.
Ngời ra bạn cũng nên tăng cường bổ xung kẽm, nguyên tố vi lượng thông qua thực phẩm va thịt đỏ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ăn nhiều cam để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
Nếu sau khoảng 1 – 2 tuần bệnh lý không khỏi, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về cách điều trị. Bác sĩ sẽ có thể kê đơn thuốc cho bạn bôi hoặc uống, tùy vào mức độ bệnh lý.

Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa và điều trị bệnh lở miệng. Chính vì thế ngay từ bây giờ bạn nên thay đổi thói quen sống của mình, trở nên lành mạnh hơn.
Share on Google Plus

About Unknown

Xin chào! Chúng tôi cung cấp thông tin về các dịch vụ nha khoa tại nha khoa quốc tên tại Việt Nam
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét