Phụ nữ khi mang thai thường có những biến đổi nhất định trong cơ thể, sức đề kháng trở nên kém hơn và gây ra những bệnh lý về răng miệng.
Nguyên nhân gây ra bệnh lở miệng ở bà bầu
Phụ nữ mang thai có tần suất mắc bệnh lở miệng nhiều hơn những người bình thường, bởi có quá nhiều sự thay đổi trong thời gian mang bầu của các bà mẹ, như chế độ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng hàng ngày…
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong số những nguyên nhân gây lở miệng ở rất nhiều phụ nữ mang thai
Trong thời gian mang bầu, hầu như tất cả các bà mẹ đều phải tăng cường các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho thia nhi. Điều này vô hình chung đã làm cho quá trình phát triển của vi khuẩn gây bệnh trở nên nhanh hơn và hơn nữa các bà mẹ thường phải ăn chết béo, nóng, chất đạm khiến cho gan và hệ tiêu hóa chịu nhiều tác động, khả năng khử độc của gan sẽ bị giảm sút.
Khi gan bị giảm khả năng khử độc thì sẽ làm cho chất độc có trong cơ thể tích tụ lại ở niêm mạc vòm miệng. Những chất độc này tích tụ sau một thời gian sẽ tạo thành những ổ loét và được gọi là lở miệng. Phụ nữ mang bầu cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân đối giữa các chất, không nên ăn quá nhiều chất béo, những thực phẩm như rau củ có khả năng làm mát cơ thể và cung cấp vitamin cho cơ thể.
Ngoài ra, nếu áp lực tinh thần quá cao, người bệnh thường xuyên bị căng thẳng cũng sẽ làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Không những thế bà bầu còn là đối tượng dễ bị căng thẳng, trầm cảm nhất do lượng hooc – môn trong cơ thể bị thay đổi. Đây là cơ hội tốt để cho vi khuẩn hình thành và tấn công răng miệng.
>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây lở miệng
Điều trị lở miệng cho bà bầu
Để ngăn ngừa và điều trị bệnh lở miệng các bà bầu có thể ngậm nước chanh muối hàng ngày để diệt khuẩn có trong khoang miệng và ngăn ngừa sự lan rộng của những vết loét này. Bệnh nhân có thể sử dụng những loại quả có tính chua cao như chanh, cam, khế… để điều trị lở miệng.
Những loại quả có tính chua cao có tác dụng diệt khuẩn và ngăn ngừa bệnh lở miệng
Bạn có thể sử dụng râu ngô, rau má để nấu nước uống hàng ngày, làm mát cơ thể và ngăn ngừa vết loét lan rộng.
Trong trường hợp bệnh lở miệng của những mẹ bầu có dấu hiệu tái phát lại nhiều lần và rất khó để lành thương, thì cần phải đến ngay nha khoa uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho thai nhi, cũng như cơ thể mẹ bầu.
Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng ít nhất ngày 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và nước muối súc miệng để làm sạch răng.
Khám định kỳ răng miệng thường xuyên từ 3 – 6 tháng/lần là cách tốt nhất để đảm bảo răng miệng luôn được khỏe mạnh và ngăn ngừa được những bệnh lý về răng miệng có thể xảy ra.
>> Tham khảo thêm: Những quan niệm sai lầm khi chăm sóc răng miệng
Phụ nữ mang thai là đối tượng rất nhạy cảm, do sức đề kháng bị suy giảm nên rất dễ mắc các bệnh lý và cần phải chăm sóc thật kỹ. Lở miệng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý, các mẹ bầu nên đến gặp ngay bác sĩ nha khoa để được điều trị sớm nhất, hạn chế biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét