Lở miệng là bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, tuy không có biến chứng nguy hiểm nhưng nó lại gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống thường ngày của bệnh nhân.
Bệnh lở miệng là gì?
Bệnh lở miệng có biểu hiện là xuất hiện những vết loét nhỏ trên môi, nướu hoặc nhiều vị trí khác trong miệng, nó gây cảm giác đau nhức mỗi khi người bệnh ăn uống. Đặc điểm của bệnh lý này là lành tính và chỉ sau 1 khoảng thời gian nhất định, từ 1 – 2 tuần sẽ tự động khỏi và không để lại vết sẹo nào.
Bệnh lở miệng xảy ra rất phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi
Bệnh lở miệng gây ra cho bạn cảm giác đau nhức khó chịu, gây khó khăn trong ăn uống cũng như việc giao tiếp hàng ngày. Bệnh lý không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nó lại gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống sinh hoặt hàng ngày của người bệnh.
Có nhiều người, bệnh lở miệng giống như định kỳ, xảy ra rất nhiều lần trong năm.
>> Tham khảo thêm: Những quan niệm sai lầm khi chăm sóc răng miệng
Nguyên nhân gây lở miệng
Bệnh lở miệng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có ba nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:
Do thói quen hút thuốc mãn tính
+ Do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu: đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh cho răng miệng, gây ra những vết loét trên môi, nướu lợi và nhiều vị trí khác trong khoang miệng.
+ Cơ thể bị thiếu nước, làm cho cơ thể bị nóng lên.
+ Hút thuốc mãn tính và mang răng giả không phù hợp cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý lở miệng.
Ngoài ra có một nguyên nhân mà chúng ta cần đặc biệt lưu tâm nữa là nướu lợi có thể bị tổn thương nếu chúng ta đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải quá cứng, kem đánh răng quá nhiều gây bỏng rát…
Lở miệng tuy là bệnh lành tính, nhưng chúng có thể gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nó khiến bệnh nhân đau rát, ăn uống mất ngon, giảm khả năng làm việc và học tập. Nguyên tắc cho người nhiễm bệnh lý này là phải làm mát cơ thể mọi lúc.
>> Tham khảo thêm: Tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng
Cách điều trị bệnh lở miệng
Bệnh lở miệng có thể điều trị theo 2 cách chính đó là uống thuốc và sử dụng những mẹo dân gian.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị lở miệng bằng thuốc là một cách khá phổ biến hiện nay
các loại dung dịch nước súc miệng có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh lở miệng khá hiệu quả như Benadryl, Listerine…. Hoặc cũng có thể sử dụng thuốc ngậm tại chỗ như: Opovilone, Strepsils…
Một số loại thuốc có chứa Triamcinolone và Tetracyeline cũng có khả năng làm cho làm lành vết lở nhanh hơn.
Những loại dung dịch nước súc miệng có chưa thành phần corticoid có thể làm giảm bệnh lý lở miệng. Tuy nhiên dung dịch này phải được bắc sĩ chỉ định và dùng cho những trường hợp nặng do có nhiều tác dụng phụ.
Uống thuốc bổ sung vitamin: những loại thuốc bổ sung vitamin có khả năng chấm dứt bệnh lở miệng trong một khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt là viên sủi bổ sung vitamin, vì đồng thời bổ sung vitamin cũng sẽ bổ sung nước cho cơ thể, kích thích dây thần kinh và khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
>> Tham khảo thêm: Bệnh răng miệng và những cảnh báo về sức khỏe
Sử dụng mẹo dân gian
Sử dụng khế tươi: theo đông y, khế tươi có vị chua, lành tính, không độc, có tác dụng lợi tiểu thanh nhiệt, giải độc, điều trị phong nhiệt. Bạn chỉ cần lấy 2 -3 quả khế tươi, đạp dập, đổ ngập nước và đun sôi, sau đó lấy miếng khế ra ngậm dần, có thể ngậm nhiều lần trong ngày, lở miệng sẽ nhanh lành hơn và giảm đau rất hiệu quả.
Khế tươi có khả năng điều trị bệnh lở miệng rất hiệu quả
Dùng trứng gà: dùng vỏ trứng gà và lớp màng mỏng bên trong vỏ trứng gà ngâm nước muối và dán trực tiếp lên chỗ đau.
Bệnh lở miệng tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, nhưng nó lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên thay đổi dần lối sống của mình, vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ, lên cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thực phẩm, uống nhiều nước và đặc biệt là bạn nên tập cho mình thói quen khám răng miệng định kỳ để đảm bảo răng miệng của mình luôn được khỏe mạnh.
>> Tham khảo thêm: Chăm sóc răng miệng sau bữa ăn nhanh
Những chia sẻ trên đây về nguyên nhân gây lở miệng, mong rằng sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét